Thị trường dịch vụ bưu chính chuyển phát hiện chia thành hai “nhánh” rõ rệt. Các doanh nghiệp nước ngoài (cụ thể là bốn hãng chuyển phát nhanh lớn của thế giới như FedEx, TNT, DHL, UPS) nhờ có khả năng tài chính và quy mô cung cấp dịch vụ lớn nên đã chiếm lĩnh mảng dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại; còn thị trường bưu chính chuyển phát nhanh nội địa như là “sân chơi” của các doanh nghiệp trong trước. Ecotrans dịch vụ chuyển phát nhanh đi Nhật.
Hãng nước ngoài tăng cường hoạt động
Những mục có thể bạn quan tâm: Chuyển phát nhanh đường bộ, DỊch vụ chuyển phát nhanh hỏa tốc trong ngày và chuyển phát nhanh Ecotrans.
Chỉ trong vòng một tháng qua, hai trong bốn hãng chuyển phát nhanh lớn của thế giới có mặt tại Việt Nam đã mở rộng đầu tư nhằm tăng cường quy mô hoạt động, phục vụ lượng khách hằng ngày càng tăng.
Đầu tháng 11, FedEx đã mở đường bay mới, bay thẳng từ Hà Nội ra nước ngoài để cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh và chuyển vận của mình. Trước đây, hàng hóa chuyển vận từ Hà Nội ra nước ngoài thường được hãng này nối với đường bay TP.HCM chứ chưa có đường bay thẳng từ Hà Nội. Ecotrans chuyển phát nhanh đi Hàn Quốc.
FedEx có mặt tại Việt Nam từ năm 1994 và hiện là công ty chuyển phát nhanh đầu tiên sở hữu chuyến bay vận chuyển riêng tới Việt Nam (các hãng khác không đầu tư máy bay riêng mà đi thuê). Đường bay từ Hà Nội của FedEx hoạt động bốn ngày trong tuần, từ thứ ba đến thứ sáu và tổng số chuyến bay mà FedEx thực hiện tại Việt Nam mỗi tuần khoảng chục chuyến. “Việc mở thêm đường bay thẳng từ Hà Nội ra nước ngoài của FedEx cho phép thời gian vận chuyển hàng từ Hà Nội đi khắp nơi trên thế giới giảm một ngày so với trước mà không thay đổi mức giá dịch vụ. Việc rút ngắn thời gian này là rất quan trọng nhằm nâng cao sức cạnh tranh thu hút khách hàng”, ông Nguyễn Duy Bình, Giám đốc vùng Đông Dương của FedEx, cho biết.
Theo ông Bình, hiện công suất vận chuyển tại Việt Nam của FedEx Express là 30 tấn hàng hóa mỗi ngày, tăng gấp 5 lần trong bảy năm qua.
TNT, một trong những nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, cũng vừa mở rộng trung tâm khai thác hàng có quy mô gấp ba lần trung tâm cũ đã hình thành cách đây hai năm tại khu ICD Mỹ Đình, Hà Nội vào cuối tháng Mười vừa qua. Trung tâm mới khai trương này được đầu tư khoảng 1,5 triệu đô-la Mỹ, với hơn 100 nhân viên, có khả năng xử lý 100 tấn hàng hóa mỗi ngày. “Trung tâm này là một phần trong những kế hoạch phát triển hoạt động của TNT để đáp ứng nhu cầu gia tăng của việc vận chuyển hàng nặng ra và vào Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng”, ông Hardy Diec, Tổng giám đốc TNT Việt Nam, cho biết.
Theo ông Hardy Diec, so với năm 2008, khi mà trung tâm khai thác hàng của TNT tại Hà Nội bắt đầu hoạt động, thì hiện nhu cầu về vận tải hàng nặng đã tăng hơn 60%, do ngày càng có nhiều ngành hàng có nhu cầu vận chuyển như dệt may, điện tử, các sản phẩm kỹ thuật cao, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, trang thiết bị tự động và máy móc công nghiệp… “Miền Bắc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ như một trung tâm sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật cao, trang thiết bị tự động và máy móc công nghiệp. Xu hướng này đang dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về vận chuyển hàng nặng, do đó, TNT phải mở rộng hoạt động”, ông nói.
Cơ hội trên thị trường nội địa
Sự sôi động của thị trường bưu chính không chỉ diễn ra ở mảng kinh doanh dịch vụ bưu chính quốc tế. Thị trường bưu chính nội địa gần đây cũng được đánh giá là “khởi sắc” khi có nhiều doanh nghiệp chuyển phát xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư.
Trong vài tháng gần đây đã có hơn chục đơn xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ này, khoảng gấp rưỡi số lượng đơn của vài năm trước đó. Các chuyên gia bưu chính nhận định các doanh nghiệp nộp đơn xin cung cấp dịch vụ là do nhận thấy hấp lực lớn của thị trường này.
Trong một lần trả lời đối thoại trực tuyến, Thứ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Nguyễn Thành Hưng đã từng nói: “Các dịch vụ bưu chính sẽ có rất nhiều cơ hội trong tương lai”. Hãy cùng chuyển phát nhanh ecotrans nắm bắt cơ hội tăng doanh thu Của Bạn.
Thị trường bưu chính nội địa không chỉ sôi động bởi việc có nhiều doanh nghiệp xin được cung cấp dịch vụ mà còn “nóng” hơn bởi những kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Bưu chính Viettel đặt mục tiêu trong quý 4 năm nay sẽ đạt 156 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 26% so với quý 3. Bên cạnh đó là việc tiếp tục mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ, nâng độ phủ mạng lưới từ 84,5% hiện nay lên trên 90% vào cuối năm. Để có thể tăng thị phần, bảo đảm đạt các chỉ tiêu của kế hoạch, Công ty Bưu chính Viettel xác định các biện pháp sẽ được chú trọng trong thời gian tới là: xây dựng gói kích cầu cho các thị trường trọng điểm; bám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch theo từng tuần, từng tháng; hỗ trợ các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thông qua việc điều hành trực tuyến theo từng ngày…