Tương lai – bài toán mới cho các doanh nghiệp

Để lớn mạnh trên thị trường hiện nay, tiếp cận và thu hút thế hệ trẻ là vấn đề doanh nghiệp phải quan tâm. Theo nhiều nghiên cứu, giải pháp hiệu quả nhất chính là sự kết hợp công nghệ tiên tiến với các giá trị truyền thống.

Tương lai – bài toán mới cho các doanh nghiệp

Thế hệ Z, hay còn gọi là thế hệ I, chỉ những người dưới 20 tuổi. Thế hệ Y, thường được gọi là thế hệ Millennials (những người đầu tiên lớn lên cùng các phương tiện truyền thông xã hội), bao gồm những người từ 20 – 35 tuổi. Đặc điểm của hai nhóm trên là đều yêu công nghệ, thích tường thuật cuộc sống qua các bức ảnh tự chụp và sử dụng mạng xã hội để kết nối với bạn bè. Thêm nữa, họ cũng rất sáng tạo và muốn tự đứng ra làm chủ.

///  Ý tưởng kinh doanh điên rồ nhưng vô cùng thành công – Mobile Marketing tiếp thị trên điện thoại di động ? – Tăng doanh thu bán hàng bằng cách nào? –   Dịch vụ vận chuyển giao quà tết ở đâu?

 

Các nhà tiếp thị và công ty đang hướng đến nhu cầu và mong muốn của thế hệ Z, đặc biệt trong bối cảnh những năm tới sẽ có khoảng 70 triệu trẻ em và thiếu niên bước vào tuổi trưởng thành. Vậy nên doanh nghiệp cần để tâm đến năm xu hướng dưới đây khi bắt đầu phát triển công nghệ nhằm thu hút thế hệ trẻ.

 

“Cây gậy tự sướng”. Khái niệm “tự sướng” bắt đầu xuất hiện từ thế hệ Millennials. Trên các trang mạng xã hội cá nhân, các bạn trẻ thế hệ Y và Z chia sẻ những bức ảnh ghi lại từng khoảnh khắc và mọi mặt của cuộc sống. Họ cũng mong đợi điều tương tự từ những công ty đang muốn thu hút họ.

 

Thế hệ mới nhất sẽ nhanh chóng loại bỏ các công ty vô danh hoặc nhãn hiệu ít liên quan, vì họ muốn thấy các công ty và thương hiệu tiếp cận họ theo mức độ và tương tác giống như cách bạn bè thường làm với nhau. Thế hệ Y và Z trông chờ tính xác thực từ những người họ cùng hợp tác kinh doanh.

 

Họ muốn kết nối với những con người thực, đại diện cho thương hiệu họ mua sản phẩm; họ muốn xem những bài viết xác thực trên mạng xã hội. Bất cứ điều gì họ cho rằng được sắp xếp hoặc chuẩn bị trước sẽ làm họ chán ngấy. Vì thế, hãy cho họ biết bạn là ai, nhưng hãy luôn tỏ ra dí dỏm và sắc bén.

 

Tìm ra chỗ lũ trẻ hay tán dóc trên mạng xã hội. Phần lớn thế hệ Y và Z sử dụng Facebook. Thậm chí ông bà, bố mẹ và giáo viên của họ cũng vậy. Tuy nhiên, Facebook cũng chỉ là điểm bắt đầu, thực tế diễn ra ở chỗ khác. Nếu muốn tiếp cận đối tượng này, cần xác định nền tảng nào là phổ biến. Nhưng sự phổ biến cũng dễ dàng thay đổi, vì vậy hãy luôn theo sát những gì đang xảy ra.

 

Tuy nhiên, thế hệ Z và Y ít bị quảng cáo truyền thống cám dỗ. Họ thường khó chịu với việc lạm dụng quảng cáo trên mạng xã hội, nhưng lại thường hướng đến blog, các ý kiến đánh giá và thông tin từ những người họ tin tưởng. Vì thế, chiến lược tốt nhất cho các thương hiệu đích thực là kết hợp với các mạng truyền thông xã hội phổ biến, nhưng phải chân thực và độc đáo.

 

Giá trị truyền thống nhưng tư duy thay đổi. Thế hệ Y và Z lớn lên cùng công nghệ tiến bộ, tuy nhiên, họ vẫn mong muốn những giá trị tương đồng với thế hệ trước. Trong một nghiên cứu mới đây của Nielsen, hầu hết thế hệ Millennials và X đều lên kế hoạch kết hôn, có con và mua nhà, mặc dù không sớm như các thế hệ cũ.

 

Trái với nhận định của nhiều công ty, thế hệ Z thích cách tiếp cận truyền thống trong vấn đề tuyển dụng, chẳng hạn như việc nhà tuyển dụng tìm kiếm các nhân tài khi còn đang trên ghế nhà trường. Họ đề cao sự an toàn của công việc lâu dài và cũng kỳ vọng nhiều hơn ở các nhà tuyển dụng.

 

Tuy nhiên, mặc dù họ đánh giá các giá trị truyền thống cũng quan trọng, nhưng khi nhắc đến công việc và cuộc sống, thế hệ này nắm bắt mọi thứ theo hướng di động trên nền tảng đám mây. Với họ, truyền thông không dây phải luôn sẵn có và kết nối đến thế giới rộng lớn qua các thiết bị di động thông minh. Mong muốn được truy cập thường xuyên và kết nối chắc chắn sẽ tiếp tục thay đổi ngành công nghiệp công nghệ cao.

 

Chất lượng sản phẩm lấn át sự trung thành. Với các nhà bán lẻ, thế hệ Z được gọi là “cơn ác mộng” tồi tệ nhất, khi mà sự trung thành với thương hiệu suy giảm, trong khi giới trẻ lại có xu hướng chuyển từ thương hiệu này sang thương hiệu khác thường xuyên hơn thế hệ trước. Điều này đòi hỏi các thương hiệu cần nghiên cứu để đưa ra thị trường các sản phẩm tốt nhất.

 

Thế hệ Z không mấy quan tâm đến việc theo mãi một thương hiệu nào đó. Họ thường tìm kiếm các xu hướng mới nhất trong sản phẩm và dịch vụ. Họ đòi hỏi sản phẩm phục vụ cuộc sống của họ, chẳng hạn như thiết bị di động nhỏ gọn và dễ mang theo. Chất lượng là vua, và sự quen thuộc trở nên lỗi thời.

 

Tác động và tạo nên sự khác biệt. Điểm chung giữa các thành viên trẻ nhất với những người lớn tuổi hơn trong cùng xã hội chính là mong muốn tạo sự khác biệt. Tuy người trẻ thường hay nôn nóng lúc bắt đầu, nhưng lại dễ tính hơn trước thay đổi của xã hội, cũng như cởi mở hơn với khác biệt.

 

Thế hệ Z và Y đều lớn lên với nhận thức về những bê bối và tranh cãi công khai, chưa kể đến biến đổi khí hậu toàn cầu và tình trạng bất ổn trên toàn thế giới. Họ muốn sửa những sai lầm của thế giới, và họ cũng có các nguồn lực dồi dào, từ các mạng xã hội rộng lớn đến việc tiếp cận công nghệ. Ngoài ra, lớn lên trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, họ có thể sử dụng thông thạo tất cả các nguồn lực hiện đại và được lắng nghe.

 

Hai thế hệ trẻ nhất hiện nay được biết đến như các tình nguyện viên và nhà hoạt động, nhưng thế hệ Z đã có các tố chất để có thể tiến bước trở thành thế hệ doanh nhân và nhà sáng tạo. Họ kỳ vọng những thương hiệu và sản phẩm mình mua có thể nắm bắt và phản ánh những ý tưởng của họ.

Thế hệ trẻ – bài toán mới cho các doanh nghiệp – doanhnhansaigon.vn

Quản lý dòng tiền: bài toán khó cho các doanh nghiệp | Ngân hàng

Dịch vụ thuê xe tháng – Giải quyết bài toán kinh phí cho những doanh

Cổ phần hóa doanh nghiệp: Vẫn còn bài toán ‘bình mới rượu cũ’

Bài toán CEO: Đi tìm chiến lược cho doanh nghiệp – TheBusiness.vn

Bài toán ERP tối ưu dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ – FPT

Tọa đàm “7 Habits và Lời giải cho bài toán văn hóa doanh nghiệp”

Tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp Start-up : bài toán khó

Đào tạo người kế nghiệp: Bài toán khó của doanh nghiệp Việt